Trang chủ     CON TÔI CÓ NĂNG KHIẾU ÂM NHẠC KHÔNG?

CON TÔI CÓ NĂNG KHIẾU ÂM NHẠC KHÔNG?

Có thể bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc cho con tôi được không? Những câu hỏi như vậy thường làm khó các bậc cha mẹ. Thực ra, đằng sau những câu hỏi ấy, điều phụ huynh thực sự muốn biết là: Nếu con mình không có năng khiếu thì có nên tiếp tục học nhạc không? Có thể bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc cho con được không? Nếu chỉ vì không có năng khiếu mà không học nhạc nữa, thì có phải là đáng tiếc không?

Đầu tiên chúng ta hãy phân tích một chút:
“Năng khiếu âm nhạc” lí tưởng âm nhạc mà bạn đặt ra phải cao đến mức nào? Chỉ cần chơi được nhạc là được? hay phải là Mozart tái thế?
Có thể con bạn đã có 7 điểm năng khiếu, nhưng tiêu chuẩn của bạn phải là 9 điểm, vì con bạn không đạt được cao độ lí tưởng mà cho rằng đứa bé không có năng khiếu? “Không có năng khiếu” là suy nghĩ của mình bạn, hay giáo viên cũng cho rằng như vậy?
Trẻ có năng khiếu âm nhạc hay không, nếu không phải là chuyên gia thì khó mà phán đoán chính xác. Hơn nữa, đưa ra những kết luận quá vội vàng thường sẽ gây ra quyết định sai lầm, đối với trẻ nhỏ chưa có chút “quyền biểu quyết” nào, thì đó là một sự bất công. 
Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia giáo dục và chuyên gia thần kinh não bộ, từ khi hình thành thai nhi, đến khi trẻ chào đời và tận lúc 2 tuổi, là thời gian vàng cho trẻ tiếp nhận ảnh hưởng của “âm thanh”(ngôn ngữ, âm nhạc); từ 2 tuổi đến 5 tuổi là thời gian vàng “thứ cấp”. Có thể bé nhà bạn đã qua thời kỳ trên, nhưng đừng lo lắng, bắt đầu muộn còn hơn không, hãy nhanh chóng bắt tay vào hành động, bất cứ lúc nào bắt đầu “nghe” nhạc cũng đều có hi vọng tiến bộ cả. 
Chắc bạn đã tỉnh ngộ, thành La Mã không thể xây dựng trong một ngày! Nói cách khác, năng khiếu âm nhạc không phải bẩm sinh. Thiên tài âm nhạc có thể do trời sinh, nhưng nếu chỉ là học nhạc, thưởng thức âm nhạc, thì không cần phải có năng khiếu gì ghê gớm lắm, hoàn toàn đều có thể bồi dưỡng được.
Chỉ cần bạn không yêu cầu con mình trở thành những thiên tài như Mozart hay Beethoven, thì xin bạn đừng tùy tiện nói rằng con tôi không có năng khiếu âm nhạc. Bạn nên hỏi bản thân trước rằng, mình có cung cấp nguồn dinh dưỡng âm nhạc cho con chưa?
Nếu bạn chưa từng tạo cho bé bất cứ môi trường âm nhạc nào, chỉ trông chờ vào việc mỗi tuần đến gặp giáo viên nhạc một tiếng đồng hồ, thì kết luận trẻ có năng khiếu hay không rất không công bằng cho trẻ. Trong môi trường như vậy mà hi vọng trẻ có năng khiếu âm nhạc thì rõ ràng là chuyện viển vông.
Vậy nên, đừng băn khoăn trước những câu hỏi đó nữa. Nếu bạn đã đọc xong bài này, và kiên trì thực hành phương pháp “Cung cấp nguồn dinh dưỡng âm nhạc” của tôi trong khoảng 2 năm trở lên, đồng thời có một giáo viên tốt để dạy nhạc, cộng thêm thái độ đúng đắn của bạn trong việc kèm cặp trẻ, mà phát hiện trẻ vẫn không có ý muốn học nhạc, giống như một hòn đá cứng không thể mài giũa nổi, vậy thì có thể rút ra kết luận: Có lẽ con bạn đúng lá không có tế bào âm nhạc trong người, mau mau cho bé chuyển sang lĩnh vực khác đi thôi! Hoặc làm một người thưởng thức âm nhạc thuần túy cũng là một lựa chọn không tồi!

Trích trong một cuốn sách của Tiến sỹ âm nhạc Đài Loan - Trịnh Hữu Tuệ.